Trước khi lái xe ô tô, để điều khiển xe an toàn bạn phải cần chú ý một vài điều trước khi khởi động xe. Những lưu ý trước khi khởi động ô tô trong bài viết dưới đây là điều bạn nên biết. Để tránh những nguy cơ không đáng có.
Mục Lục
1. Kiểm tra hệ thống phanh
Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng quyết định đến sự an toàn của người ngồi trong xe. Và những người xung quanh. Một số hiện tượng có ảnh hưởng đến bộ máy phanh báo hiệu sự mất an toàn của xe như: Khi phanh có tiếng rít và cót két; Xe nghiêng sang một bên khi nhấn phanh; Có vết rò rỉ dầu phanh phía bên trong.
Chủ xe đừng nên đợi đến khi xuất hiện những đặc điểm trên mới bắt đầu xử lý. Mà cần thường xuyên theo dõi tình trạng của má phanh xe. Và ống dẫn dầu phanh. Một vết nứt nhẹ ở vòi cũng có thể khiến dầu phanh bị rò ra bên ngoài. Dẫn đến việc tài xế không phanh được xe.
Để kiểm tra các ống dẫn dầu phanh có hoạt động tốt không. Lái xe cần cầm nắm và quan sát. Nếu như có hiện tượng cứng và nứt khi uốn cong thì chúng cần được thay thế càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin của các mẫu ô tô Ford 2020
2. Tư thế ngồi lái xe
Nhiều người nghĩ rằng tư thế lái xe ô tô là không trọng yế, chỉ cần cảm thấy thoải mái là được. Tuy nhiên, tư thế lái xe cũng là một yếu tố quan trọng. Và cần được tuân theo quy tắc an toàn.
Tư thế lái xe an toàn:
Tư thế ngồi đúng sẽ làm giảm áp lực ở lưng và giúp người lái không bị mỏi trong chuyến đi dài. Trong trường hợp khẩn cấp, mọi người thường sẽ có xu thế hành động theo bản năng. Như đẩy tay vào vô lăng trước khi va chạm, hai chân cùng lúc đẩy vào bàn đạp và sàn xe. Vì vậy, khớp gối và khuỷu tay sẽ dễ bị tổn thương kể cả những lúc va chạm nhẹ.
Khi lái xe, đầu gối cần hơi cong và khớp khuỷu tay nên gấp lại một chút. Trước hết, cần điều tiết ghế theo chiều cao và theo độ nghiêng. Vì thế, hãy đặt chân phải lên bàn đạp phanh, đạp cần số bằng chân trái (nếu dùng xe số tự động thì đặt chân trái lên kệ đặc biệt). Đẩy ghế về phía trước là tài xế sẽ gấp đầu gối đúng.
Người lái cần cần điều chỉnh góc của lưng ghế. Khi cố gắng duỗi thẳng chân, lái xe nên đạp mạnh hết chân phanh. Điều này sẽ giúp cơ thể không được di chuyển lên phía sau ghế. Như vậy thì ghế sẽ gần như thẳng đứng. Khi người của tài xế không ngả ra phía trước hoặc phía sau thì đấy mới là ngồi đúng tư thế.
Bước điều chỉnh cuối cùng cho tư thế ngồi của lái xe phù hợp. Là tìm vị trí thích hợp giữa người lái và vô lăng. Khoảng cách chuẩn là khi duỗi cánh tay ra. Cổ tay chạm vào điểm trên cùng của vô lăng.
3. Gót chân phải tránh vị trí gần chân ga hơn chân phanh
Tài xế khi lái xe nên có thói quen luôn để chân phải trong tư thế sẵn sàng đạp chân phanh. Bàn chân càng nhỏ thì càng thấy khó giữ chân phanh (nhất là đối với phụ nữ).
Khi xuất hiện tình huống cần phanh khẩn cấp, tài xế thường chuyển chân phải hướng sang bên trái để phanh gấp. Tuy nhiên, nếu để gót chân ở gần chân ga hơn, tài xế sẽ dễ chọn nhầm chân ga là chân phanh. Và việc này sẽ có thể gây nên những hậu quả khôn lường. Vì vậy, người lái cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề trên. Để tránh xuất hiện những tai nạn đáng tiếc.
4. Tránh để lốp xe bị xẹp
Kiểu như con người dùng tay bẻ cong một vật nào đó, mặt trong bị ép lại. Trong khi mặt ngoài căng ra, tới một giới hạn sẽ hình thành vết nứt. Áp xuống lốp sẽ giảm xuống một mức nhất định. Làm trọng lượng xe đè lên lốp khiến chúng bị nứt. Nếu lốp cao su đang bị tha hóa thì hiện tượng sẽ xuất hiện nhanh hơn
Nên sử dụng trụ đỡ đặt ở 4 góc và nâng xe lên cao và do hoạt động này khá vất vả. Nên bạn cần thực hiện bảo dưỡng khi không sử dụng xe trong thời gian khá dài.
Xem thêm: Bảng giá dầu nhớt xe ô tô cùng những lưu ý khi thay dầu nhớt ô tô
Tư thế ngồi lái xe, kiểm tra hệ thống phanh và tránh để chân phải vị trí gần chân ga. Và không để lốp xe bị xẹp là những điều mà người lái cần lưu ý trước khi khởi động ô tô. Mong rằng với những lưu ý trước khi khởi động ô tô ở trên có thể giúp bạn an toàn hơn trong lúc lái xe.
Hồng Nhung – Tổng hợp (tham khảo: carmudi, otofun, thanhphongauto,…)